• Kỹ thuật chọn mua Tivi thời....NET
  • 09:42 19/07/2005
  • Xem hình

    Mặc dù tivi là vật dụng rất gần gũi trong cuộc sống của chúng ta nhưng không phải ai cũng biết cách chọn để mua được chiếc phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng, với điều kiện phòng ở cũng như ngân sách gia đình. Bài viết này sẽ giúp bạn tránh khỏi những sai lẫm thường gặp khi tìm mua sản phẩm này.

    Các loại tivi

    Tivi được chia là 3 loại chính, đó là tivi xem trực tiếp, tivi chiếu hình phía trước (front projection) và tivi chiếu hình phía sau (rear projection).

    Tivi xem trực tiếp là loại quen thuộc nhất với chúng ta. Loại này có thể dùng công nghệ đèn hình truyền thống (CRT), loại màn hình Plasma hoặc LCD. Khi xem loại tivi này, bạn sẽ thấy hình ảnh trực tiếp trên màn hình phát sáng hiện lên. Loại tivi chiếu hình phía trước và phía sau ta thường thấy trong các quầy bar, nơi công cộng… Kích thước của nó giúp cho nhiều người có thể xem cùng một lúc.

    Máy chiếu (Projector) có thể là một loại tivi chiếu hình phía trước. Các máy chiếu đời cổ dùng 3 chiếc đèn hình CRT loại nhỏ: đỏ, lục, lam. Ba màu này hoà trộn với nhau tạo thành tất cả các màu sắc trong cuộc sống. Ngày nay, hầu hết các máy chiếu không còn sử dụng công nghệ CRT mà dùng công nghệ LCD hoặc DLP, cho phép máy có trọng lượng rất nhẹ mà hình ảnh vẫn đẹp.

    Tivi chiếu hình phía sau thường sử dụng trong gia đình, còn gọi là tivi màn hình lớn (big screen TV). Chúng cũng có các nguồn sáng 3 màu. Các nguồn sáng này chiếu qua một hệ thống gương phức tạp rồi được phản chiếu lên phía sau một màn hình nhựa để tạo dựng lên hình ảnh cuối cùng. Giờ xin nói một chút về ưu nhược điểm của ba loại tivi này để bạn chọn lựa. Hình ảnh của tivi xem trực tiếp (CRT, Plasma, LCD) là sắc nét nhất trong ba loại kể trên vì nó chỉ dùng một đèn hình phát sáng để bạn nhìn trực tiếp.

    Sharp LC-32GA5U, tivi LCD 32".

    Còn ở hai loại tivi còn lại, hình ảnh được tạn nên ở trên các bức tường hay trên màn hình nhựa, khi ấy, thực ra là bạn đang xem được hình ảnh phản chiếu chứ không phải là hình ảnh trực tiếp trên bóng hình. Mặc khác, với các tivi chiếu hình, sự kết hợp hoàn hảo giữa ba nguồn sáng màu cơ bản là rất khó. Do vậy, trên màn hình sẽ có một số vị trí ở góc mà tại đó 3 màu này không được sắp xếp trùng lên nhau, ta dễ thấy hiện tượng loang màu. Một điều rất dễ nhận thấy với tivi xem trực tiếp là bạn có thể xem chương trình ngay cả trong điều kiện ánh sáng bên ngoài mạnh, còn với các tivi chiếu hình, bạn cần xem trong phòng tối thì hình ảnh mới sắc nét.

    So sánh các loại tivi

    Nếu như tivi xem trực tiếp có thể được chế tạo với kích cỡ lớn và rẻ thì khỏi phải bàn, đây là loại tivi chúng ta nên mua. Nhưng thực tế không phải vậy, trong khi đó kích cỡ của tivi chiếu hình lại không ngừng mở rộng, vì vậy, người mua luôn phải lựa chọn giữa hai tiêu chí: chất lượng hình ảnh hay kích thước. Tivi xem trực tiếp sẽ có giá hợp túi tiền ở những cỡ nhỏ và vừa, nếu chọn theo phương án này có nghĩa là khi đó bạn đã nghiêng về chất lượng hình ảnh mà coi nhẹ “số lượng inch”. Các tivi chiếu hình sau cũng có giá tương đương có thể chỉ thấp hơn chút ít so với tivi xem trực tiếp nên việc lựa chọn giữa loại này không quá khó.

    Máy chiếu HP ep9010.

    Còn so với máy chiếu (một loại tivi chiếu hình phía trước) thì lại tương đối phức tạp, vì nó không kèm theo các bộ thu tín hiệu truyền hình (tuner), hay hệ thống âm thanh, nên dù bạn chỉ muốn nghe bản tin cuối ngày bạn cũng phải bật cả hệ thống âm thanh hi-fi đồ sộ lên, cũng như phải bật cả tuner. Tuy nhiên, nếu bạn muốn có màn hình kích thước lớn, thì hệ thống chiếu hình phía trước này lại rất lý tưởng vì máy chiếu có thể gắn lên trần nhà, không mất diện tích sàn, máy ảnh có thể cuốn lại khi không sử dụng. Nhìn chung, với đa số người tiêu dùng, tivi xem trực tiếp và tivi chiếu hình phía sau là phương án kinh tế nhất.

    Nếu bạn có nhu cầu xem tivi lớn hơn 50”, thì hãy nghĩ tới tivi chiếu hình phía sau. Còn nếu bạn muốn chiếc tivi nhỏ hơn thế, hãy chọn loại xem trực tiếp vì chất lượng ảnh của nó trội hơn nhiều. 

    Kỹ thuật

    Ưu điểm

    Nhược điểm

    Đánh giá

    CRT

    Kỹ thuật chín muồi, đã chứng minh được chất lượng. Là loại rẻ nhất, hình ảnh đẹp nhất.

    Kích cỡ màn hình có giới hạn.

    Vẫn là kỹ thuật chuẩn nhất với chất lượng hình ảnh dẫn đầu.

    LCD

    Nhẹ, mỏng, có thể treo tường. Kiểu dáng trang nhã, Không bao giờ bị cháy hình. Một só model có thể kết hợp làm màn hình máy tính.

    Hiện tại, kích thước màn hình vẫn còn bị giới hạn. Những chiếc lớn có thể rất đắt. Hình ảnh sẽ bị mờ đi khi bạn ngồi xem lệch khỏi vị trí trung tâm.

    Màn hình ngày càng mỏng, chất lượng hình ảnh khá đẹp nhưng vẫn đắt hơn nhiều so với tivi CRT cùng kích thước.

    Plasma


    Màn hình có thể rất lớn, mỏng và treo được lên tường. Kiểu dáng trang nhã. Độ sáng và tương phản cao.

    Tiêu thụ nhiều điện năng, sinh ra nhiều nhiệt. Một số tivi thiếu loa và tuner. Có khả năng bị cháy hình. Tương đối nặng. Loại treo tường khá đắt. 

    Màn ảnh sáng, rộng nhưng giá còn cao.

    Chiếu hình phía sau

    Mỏng và nhẹ hơn loại tivi dùng bóng điện tử CRT. Không có nguy cơ bị cháy hình. Độ phân giải cao hơn tivi CRT.

    Đắt, đặc biệt là loại màn hình rộng. Loại dùng màn hình LCD hiển thị màu đen không trung thực. Hình ảnh có thể bị mờ khi bạn ngồi lệch khỏi vị trí trung tâm.

    Màn hình khá mỏng. Nó đã trở thành đối thủ về giá cả đối với những chiếc tivi siêu phẳng đắt tiền.

    Khi mua sắm tivi, bạn hãy dành thời gian nghiên cứu chất lượng hình ảnh. Sản phẩm khác nhau sẽ có chất lượng hiển thị chênh nhau khá nhiều. 

    Tivi thường tái hiện màu đen không thể đậm hơn gam đen của màn hình ở chế độ tắt.

    Để đánh giá về khía cạnh này, thường phải căn cứ vào một số yếu tố sau:

    - Độ đen của màn hình: Với nhiều tivi, màn hình khi tắt nguồn đi càng đen thì độ tương phản càng cao. Tivi không thể tái hiện được gam màu đen với tông màu đậm hơn gam đen của màn hình ở chế độ tắt. Cho nên, những màn hình thông thường khi tắt nguồn mà trông hơi xanh xanh thì thường trình chiếu hình ảnh với độ tương phản kém. Ngược lại, với tivi chiếu hình màn ảnh phải có màu trắng chứ không phải màu đen.

    - Độ phẳng của màn hình: Đây là điều rất quan trọng đối với tivi loại CRT. Bóng càng dẹt màn hình càng ít bị ánh sáng bên ngoài làm loá, đồng thời, giúp hình ảnh trên màn hình tránh bị méo mó.

    - Một yếu tố khác có thể xem xét khi nghiên cứu chất lượng hình ảnh là chức năng “mài răng cưa” (comb filter) (răng cưa là hiện tượng đường nét của hình ảnh không sắc nét, rõ ràng mà bị biến dạng như hình răng cưa, thường xuất hiện ở màn hình lớn). Với tivi nhỏ, bệnh này khó thấy, nhưng những chiếc tivi từ 27” trở lên thì rất dễ nhận ra. Thiếu chức năng này, những tivi bình thường sẽ không thể xử lý được đúng màu cũng như độ phân giải cần thiết cho hình ảnh trình chiếu. Comb filter sẽ tinh chỉnh tín hiệu hình sao cho màu sắc và đường nét được tái hiện một cách trung thực nhất.

    - Cuối cùng, với sự xuất hiện của tivi kỹ thuật số, progressive scan (chức năng quét hình liên tục) là một yếu tố mới bạn nên lưu tâm vì nó cũng ảnh hưởng tới chất lượng hình ảnh. Kỹ thuật mới này được đưa và cả tivi số lẫn đầu DVD. Nói một cách đơn giản, hình ảnh quét liên tục có chất ảnh giống với phim nhựa hơn là phim truyền hình.

    Kích cỡ màn hình và vị trí ngồi xem

    Câu nói “càng lớn càng đẹp” có lẽ là đúng hơn bất kỳ thiết bị nghe nhìn nào khác. Kinh nghiệm cho thấy trong hầu hết các tình huống, đặc biệt là với hệ thống rạp hát tại gia, bạn nên chọn màn hình có kích thước tối đa mà phòng xem, vị trí ngồi và ngân sách cho phép. Tìm một khoảng cách phù hợp giữa vị trí ngồi và màn hình là điều rất quan trọng khi xem tivi. Nó giúp cho hình ảnh trong mắt bạn trở nên đẹp, mịn màng và rõ nét hơn. Với tivi cỡ nhỏ và vừa, ngồi quá xe sẽ làm mất hiệu ứng hình ảnh chung của máy, còn với tivi lớn, ngồi quá gần cũng chẳng thú vị gì vì các điểm ảnh hay các đường kẻ ngang trên màn hình hiện lên rất rõ khiến người xem có cảm giác hình như bị gân lên hoặc có sạn. Bạn hãy tìm cho mình vị trí mà mắt bạn cảm thấy thoải mái nhất. Theo nhiều tài liệu, vị trí ngồi xem thoải mái nhất là khoảng cách gấp 3-5 lần đường chéo của màn hình.

    Phân giải thường hay phân giải cao

    Một số gia đình ở Việt Nam giờ đã lắp truyền hình số, còn ở Mỹ và nhiều nước khác, hầu hết các hộ gia đình đang sử dụng. Truyền hình số gồm truyền hình độ phân giải cao (high definition television - HDTV) và phân giải thường (standard definition television - SDTV).

    HDTV đã xoá bỏ mọi giới hạn về chất lượng hình ảnh vì chất ảnh tựa như phim nhựa của nó khiến hình ảnh trở nên chi tiết, đa chiều với màu sắc phong phú sinh động hơn hẳn truyền hình analog có tuổi đời đã 60 năm. Và âm thanh dolby digital của HDTV cũng rất rõ ràng, sống động.

    Còn với SDTV, tuy độ phân giải kém hơn một chút song vẫn mang lại hình ảnh chất lượng vượt trội truyền hình cáp hay vệ tinh hiện tại. Còn ở khu vực bạn, các chương trình truyền hình độ phân giải còn khá xa lạ, bạn cũng lưu ý tới khả năng tương thích của chiếc tivi bạn định mua với chương trình này. Nó được ví như một cuộc cách mạng trong kỹ thuật truyền hình và chắc chắn sẽ nâng cấp chất lượng hình ảnh lên rất nhiều dù cho bạn chưa kết nối được với các chương trình phân giải cao. Hầu hết các tivi phân giải cao đều lắp sẵn mạch chuyển đổi hình ảnh (upconversion circuitry) nên nó giúp cho ngay cả hình ảnh độ phân giải thường cũng trở nên mịn màng hơn.

    Tỷ lệ kích thước màn hình 4:3 hay 16:9

    Thời kỳ quá độ lên truyền hình hệ thống số và sự phát triển của định dạng đĩa DVD đã tạo ra một trào lưu nâng đời TV 4:3 lên 16:9 (widescreen hay màn ảnh rộng). Hầu hết tivi analog đều có tỷ lệ 4:3, còn tivi phân giải cao là 16:9. Vậy, bạn nên chọn loại nào?

    Néu bạn ít khi xem DVD mà thường xem truyền hình, đồng thời, cũng chưa có điều kiện tiếp cận với các chương trình truyền hình vệ tinh hoặc cáp, bạn có thể vẫn chọn loại 4:3. Với tivi phân giải cao, 4:3, nếu muốn xem các chương trình 16:9, tivi đó phải có chế độ trình chiếu đặc biệt. Tất nhiên, sẽ có hai dải màu đen ở phía trên và dưới màn hình nằm đối xứng nhau qua khung hình 16:9.

    http://veic.com.vn/images/powered/TV_Toshiba65hm84.jpg

    Tivi chiếu hình sau Toshiba 65HM84.

     

    Nhưng nếu bạn có điều kiện tiếp cận với các tín hiệu truyền hình phân giải cao, hoặc bạn thực sự thích xem phim DVD ở chế độ màn ảnh rộng như trong các rạp hát, thì màn hình 16:9 là lựa chọn thích hợp nhất. Tivi này cũng có thể trình chiếu các chương trình 4:3 trên một cửa sổ nằm giữa màn hình ở tỷ lệ tương tự với hai dải đen nằm trong song hai bên cạnh màn hình. Bạn cũng có thể chọn một trong số những chế độ trình chiếu hình ảnh sẵn có để làm cho hình ảnh của các chương trình này lấp đầy màn hình.

    Âm thanh của tivi

    Giả sử bạn dùng tivi cho cả bộ dàn home theater, thì hệ thống âm thanh surround tích hợp sẵn bên trong là một yếu tố rất quan trọng. Bạn nên hỏi người bán về các thông số kỹ thuật như công suất, kích cỡ loa… của hệ thống âm thanh này. Quan trọng hơn, hãy dành thời gian nghe thử chiếc tivi đó trình diễn âm thanh suround qua một đĩa DVD chất lượng tốt. Vặn volume lên cao để xem tiếng có bị vỡ không. Nếu có, đây là một đấy là một dấu hiệu chứng to loa có tivi có chất lượng kém, công suất không đủ lớn. Đặc biệt, hãy nghe tiếng hát hoặc hội thoại, khi vặn âm lượng lớn mà bạn cảm thấy nghe không rõ ràng, khó hiểu thì chắc hẳn hệ thống suround của tivi không được thiết kế hoàn chỉnh. Nguyên nhân của hiện tượng này là do chất lượng loa và hiện tượng thùng loa bị rung.

    Không cần thiết phải sắm thêm dàn âm thanh bên ngoài nếu tivi đã được tính hợp sẵn bộ loa surround mạnh mẽ.

    Nói chung, hệ thống âm thanh tích hợp sẵn trong tivi thường khá hạn chế về công suất và khả năng trình diễn, nên bạn cần lưu ý vấn đề này nếu dự định sắm một hệ thống suround rời. Chẳng tội gì phải bỏ tiền ra mua hai hệ thống âm thanh surround trong khi bạn chỉ dùng có một.

    Các tivi độ phân giải cao có đầu ra digital audio dể truyền các tín hiệu âm thanh dolby digital. Bằng cách kết nối tivi với receiver AV thông qua một dây nối digital đơn, bạn có thể được thưởng thức âm thanh trong trẻo của các chương trình truyền hình phân giải cao.

    Các ổ cắm trên tivi

    Giờ đây các nhà sản xuất đã quan tâm nhiều hơn tới nhu cầu của khách hàng và thiết kế nhiều đầu vào cho tivi kể cả những model giá rẻ. Và chuyện một chiếc tivi vừa tiền từ 25” trở lên nhưng vẫn có đầy đủ đầu vào cho từ 3-5 thiết bị AV (hoặc nhiều hơn) là chuyện bình thường.

    Trước mắt, bạn muốn nối tivi với những thiết bị nào? Ít nhất là ăng-ten hoặc cáp, cộng thêm đầu vào DVD, rồi đầu video VCR. Ngoài ra, có thể sẽ là đầu thu truyền hình vệ tinh, hệ thống video game… Nếu bạn dùng camcorder, chắc chắn bạn sẽ cần tới một bộ đầu vào AV ở phía trước màn hình.

    Loại đầu vào

    Phích cắm 

    Thường dùng cho

    Coaxial (RF) 

    Giắc ăng-ten

    Ăng-ten, truyền hình cáp, đầu VCR (đầu video)

    Composite Video

    RCA đơn

    VHS VCR, DBS, DVD, VHS camcorder 8mm, video game

    S-Video

    Loại DIN 4 chân

    Super VHS VCR, DVD, MidiDV và hi8 camcorder

    Component Video

    3 giắc RCA

    DVD, tuner HDTV

    DVI

    Nhiều chân

    Tuner HDTV, máy tính, DVD

    HDMI

    Nhiều chân 

    Tuner HDTV, DVD, HD, DVR

    Bộ điều khiển từ xa

    Hãy xem nó có thể cầm nắm không; các phím chức năng có dễ đọc không, một số loại điều khiển còn có phím chiếu sáng rất tiện khi dùng trong phòng tối. Hãy thử dùng tất cả các chức năng trên tay điều khiển. Ngoài các phím thông thường như chuyển kênh, âm lượng, còn có phím chỉnh độ sáng, màu sắc và độ nét. Phím âm thanh (gồm bass và treble) cũng có thể được tích hợp trên tay. Bên cạnh đó là phím tắt âm (mute), phím lựa kênh (cho phép bạn loại bỏ những kênh không thích; máy sẽ chỉ hiển thị các kênh bạn chọn sẵn khi bấm vào phím chuyển kênh); phím lựa chọn đầu vào.

    Ngoài ra, ta cũng nên nghiên cứu cả chức năng “Hình trong Hình” (Picture in Picture - PIP) mà nhờ chúng bạn có thể xem hai kênh cùng một lúc cũng được đưa vào nhiều tivi. Sẽ rất thú vị khi vừa xem một kênh vừa biết kênh khác đang chiếu gì. Muốn vậy, tivi của bạn phải có 2 tuner bên trong.

  • Số hóa