Trong đời sống kinh tế xã hội nhiều khi phải phân sử phải trái, giải quyết vụ việc không những phải theo pháp luật mà nhiều trường hợp phải theo cả lý và tình trên bình diện có tình có lý, kể cả trong gia đình.
Có nhiều cách phân loại hành vi trong đời sống kinh tế xã hội. Tác giả nêu ra đây một cách giản dị mà trong nhiều trường hợp cũng có hiệu quả. Theo đó là có 4 loại chính: tình ngay- lý ngay, tình ngay- lý gian, tình gian- lý ngay và tình gian- lý gian. Tuy vậy cũng có những hành vi không phân lọai rõ ràng theo cách này được.
Các đối tượng thực hiện hành vi tình ngay- lý ngay là những người quá giỏi, uyên bác, hiểu biết pháp luật hoặc lệ, phong tục tập quán,… và có nhân cách, công tâm, đức độ, có lương tâm, có trách nhiệm với công việc và với xã hội. Trong kinh tế những người này làm ăn tôn trọng pháp luật, cạnh tranh lành mạnh, ngay thẳng theo khoa học kinh doanh,trong đời sống trung thực ngay thẳng nhân hậu,… người có cuộc sống với hành vi loại này thường rất vất vả mới có thể đạt được thành công mong muốn.
Các đối tượng thực hiện hành vi tình ngay- lý gian là những người nhiệt tình vì dân vì nước song lại không có đủ kiến thức pháp luật, phong tục tập quán, vô tâm vô tư… đôi khi ngu dốt thực sự. Trường hợp này như dạng nếu bị truy tố sẽ là như Oan Thị kính. Chuyên kể rằng Thị kính ngắm chồng lúc ngủ, thấy có râu, bèn lấy dao định cạo râu cho chồng, chồng tỉnh dậy thấy vợ cầm dao dể ở cằm mình, tưởng vợ định hại ông ta.
Các đối tượng thực hiện hành vi tình gian- lý ngay là những người cũng rất giỏi, thông thuộc luật lệ, ngay cả khi biết họ tham những, nhận hối lộ,… thậm chí giết người mà cũng có thể không có bằng chứng kết tội. Đó là những người được xếp hạng quá siêu và là dạng Mafia. Bọn người này giầu lên rất nhanh. Nhưng có câu” cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra “.
Các đối tượng thực hiện hành vi tình gian -lý gian là những người gian tà mà lại vừa ngu vừa dốt về luật pháp, luật lệ, nghiệp vụ, phong tục tập quán, nó phá hoại ghê gớm và làm tốn công sức giải quyết, gây đau khổ cho cho nhiều người.
Trong việc giải quyết vụ việc, nhiều khi do cách phân lọai này mà đơn giản trong thuyết phục và sử lý có tình có lý tâm phục khẩu phục.
Tuy nhiên xã hội phát triển, người ta “khôn lên” và nhiều trường hợp kẻ phạm pháp móc ngoặc với kẻ điều tra, thanh tra, phân sử để tìm cách đổi trắng thay đen, thay đổi hồ sơ, hiện trường, làm giả hiện trường chuyển người ngay thành kẻ gian và ngược lại, chuyển vô tội thành có tội để kẻ có tội thật thì được tự do… hay nói cách khác là để trốn sự trùng trị của pháp luật, của dư luận xã hội, đổ tội cho người khác, nhận thành tích về mình…
Còn trong trường hợp không phân loại rõ ràng được thì cố đưa về dạng” tình ngay lý gian“ để giảm tội, hoặc đưa về được dạng “tình ngay lý ngay” thì càng quá tuyệt vời. Thí dụ cổ diển về việc này là việc ngoại tình. Ai cũng biết đó là lý gian song về tình thì còn tranh cãi lắm, người cho đó là tình ngay, người cho đó là tình gian.
Còn có trường hợp như hành vi được nhìn nhận và phân loại theo quan điểm của người phán xét. Thí dụ hành vi thực hiện nhiệm vụ tình báo cách mạng, thì theo tổ chức phân công đó là nhiệm vụ cách mạng cao cả, tình ngay lý ngay, nhưng đối với người ngoài công vụ đó không biết thì coi người đó ( nhìn bên ngoài) đó là kẻ phản bội tổ quốc, tình gian lý gian.
Có những việc vì nghĩa lớn mà buộc phải vi phạm pháp luật hoặc các quy định. Thí dụ thấy một em bé đột ngột xuất hiện trên đường tầu hỏa mà tầu đang đến gần, Người Dũng cảm vội nhẩy qua barie chắn tầu lao vào cứu em bé. Đó là hành vi tình ngay lý gian.
Cũng có người lại lợi dụng kẽ hở của luật pháp để mưu lợi cá nhân gây thiệt hại cho nhân dân. Thí dụ các bên thỏa thuận với nhau là người lao động nghỉ dôi dư theo Nghị định 41CP để có thêm tiền, sau đó lại ký hợp đồng làm việc trở lại với công ty doanh nghiệp nhà nước vừa chuyển đổi. Đây là dạng tình gian lý ngay.
Trong giải quyết tranh chấp lao động, giải quyết khiếu nại tố cáo, xem xét kỷ luật lao động,…cũng có thể áp dụng cách phân ra 4 loại hành vi này mà tác giả mong muốn được mọi người tham khảo. Mọi giải quyết sao có tình có lý, tâm phục khẩu phục là thành công. Con người đức độ và nắm vững và tuân thủ luật pháp, đó cũng là một yêu cầu của chung đối với cán bộ công đoàn và người sử dụng lao động, mọi người lao động, công chức viên chức, các cán bộ cơ quan hành pháp, tư pháp và lập pháp… và phấn đấu cho có một xã hội có nhiều hành vi là tình ngay lý ngay./.